Phương pháp luận Trường phái kinh tế học Áo

Ludwig von MisesIsrael Kirzner

Trường phái Áo bắt đầu những phân tích thông qua quan sát nền kinh tế và tìm hiểu quan điểm cũng như động cơ ẩn sau hành động của từng cá nhân đơn lẻ. Cach tiếp cận này, vẫn được gọi là cá nhân luận hay chủ nghĩa khách quan duy lý, khác biệt với những trường phái tư duy kinh tế học khác, vốn đánh giá thấp tầm quan trong của kiến thức, thời gian, kỳ vọng cá nhân và các nhân tố chủ quan khác, mà tập trung vào phân tích cân bằng.[13]

Năm 1949, Ludwig von Mises trình bày phiên bản tiếp cận chủ quan của ông, mà ông gọi là hành vi học trong một cuốn sách được xuất bản bằng tiếng Anh với tựa đề Human Action (Hành vi con người).[14] Trong cuốn sách, Mises tuyên bố về phương pháp luận của ông, và cho rằng hành vi học có thể được sử dụng để làm một tiên nghiệm cho các sự thật kinh tế học lý thuyết. Mises cũng lập luận chống lại việc áp dụng xác suất thống kê vào các mô hình kinh tế học. Theo Mises, kinh tế học suy luận dựa trên những thí nghiệm tưởng tượng, nếu được thực hiện chính xác, có thể đưa tới những kết luận không thể tranh cãi từ các giả định đúng đắn và điều này không thể có chỉ bởi sử dụng quan sát thực nghiệm và thống kê học.[15] Tuy nhiên, kể từ thời của Mises, không nhiều nhà kinh tế Áo áp dụng hoàn toàn cách tiếp cận hành vi học của ông và nhiều người đã sử dụng các phiên bản thay thế.[16] Lấy ví dụ, Fritz Machlup, Friedrich von Hayek và những người khác, không coi trọng cách tiếp cận tiên nghiệm của Mises trong kinh tế học.[17]

Kinh tế gia Paul A. Samuelson viết rằng hầu hết các nhà kinh tế đánh giá những kết luận đạt được chỉ thông qua suy luận logic thuần túy là bị hạn chế và yếu.[18] Theo Samuelson và nhà kinh tế học Bryan Caplan, khía cạnh này trong phương pháp luận của trường phái Áo đã khiến nó bị chỉ trích nhiều trong kinh tế học chính thống.[19] Caplan đã tuyên bố sự thách thức của trường phái Áo với tính thực tế của những giả định tân cổ điển thực ra giúp cho những giả định đó đứng vững hơn.[20]

Bắt đầu từ thế kỷ 20, nhiều nhà kinh tế Áo đã tích hợp các mô hình và toán học vào phân tích kinh tế của họ. Nhà kinh tế Áo Steven Horwitz lập luận rằng phương pháp luận của trường phái Áo vẫn nhất quán với kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vĩ mô Áo có thể được thể hiện trên những nền tảng của kinh tế học vi mô.[21] Nhà kinh tế Áo Roger Garrison thì lập luận rằng học thuyết kinh tế vĩ mô Áo có thể được mô tả chính xác thông qua các mô hình biểu đồ.[22] Năm 1944, nhà kinh tế Áo Oskar Morgenstern trình bày một hình thức biểu đồ hóa sinh động của định lý Von Neumann–Morgenstern về độ thỏa dụng trong tác phẩm Theory of Games and Economic Behavior (Lý thuyết trò chơi và hành vi kinh tế).[23]

Liên quan

Trường Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Cần Thơ Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trường phái kinh tế học Áo http://cameroneconomics.com/white-hayek-hope.pdf http://consultingbyrpm.com/blog/2011/12/in-defense... http://www.dictionaryofeconomics.com/search_result... http://www.economist.com/node/21542174 http://www.economist.com/research/Economics/alphab... http://books.google.com/?id=3H8gBQv5MysC&pg=PA445&... http://books.google.com/books?id=-z7Q4rsgdhAC&sour... http://www.investopedia.com/terms/o/opportunitycos... http://krugman.blogs.nytimes.com/2012/11/29/variet... http://www.springerlink.com/content/kq577622488v44...